Đăng ký Thẻ thư viện
Giới trong văn học cổ điển Việt Nam
March 02, 2024

Giới trong văn học cổ điển Việt Nam

March 02, 2024

Vừa qua, Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam, Đại học Fulbright Việt Nam đã phối hợp với Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam tổ chức sự kiện "Giới trong văn học cổ điển Việt Nam", là chương trình hợp tác giữa chuỗi bài giảng "Thế giới ngoài trang sách" và "Người trẻ và giới" của hai đơn vị.

Với sự dẫn dắt và điều phối của TS. Vũ Ngọc Bảo Yến, chương trình bắt đầu với phần trình bày của TS Kelly Nguyen, Đại học California tại Los Angeles về việc chuyển đổi motif văn học Hy Lạp-La Mã và Hán-Việt thành công cụ phê bình nữ quyển của tác giả Lý Thu Hồ trong tác phẩm "Printemps Inachevé". TS Kelly Nguyen tranh luận rằng so với Le Roman de Mademoiselle Lys của Nguyễn Phan Long, tác phẩm bày tỏ mối lo ngại về nền giáo dục Pháp ngữ ánh hưởng đến truyền thống Việt Nam, nhất là vai trò của người phụ nữ, tác phẩm Lý Thu Hồ đã sử dung các giá trị văn hóa trong Odyssey và Truyện Kiều như một phản đề về mối lo ngại mà Nguyễn Phan Long đã đặt ra.

Sự kiện tiếp tục với phần trình bày của TS Nguyễn Thị Minh với chủ đề giải trích dẫn, trường hợp từ "Truyện Kiều" của Nguyễn Du đến bộ phim "A Tale of Love" của Trịnh Thị Minh Hà. Trong lịch sử phê bình văn học, các nhân vật nữ trong Truyện Kiều thường được nhìn và trích dẫn bởi những nhà phê bình nam giới, nhất là cách tình yêu hiện lên với những khuôn mẫu ảnh hưởng bởi xã hội Nho giáo và phụ quyền. Với "A Tale of Love", Trịnh Thị Minh Hà đã thể hiện nhiều sắc thái khác nhau của tình yêu, nhất là từ góc nhìn của người phụ nữ, một cách thực hành giải trích dẫn về "Truyện Kiều" trong các tác phẩm phê bình trước đó.

Sự kiện tiếp tục với phần giao lưu và đặt câu hỏi. Các câu hỏi xoay quanh gợo ý về cách đọc mới về các tác phẩm cổ điển, sử dụng ví dụ từ văn học cổ điển để hiểu về các vấn đề giới đương đại. Các diễn giả đã giải đáp cũng như gợi mở những cách đọc khác về các tác phẩm cổ điển như Truyện Kiều, song song đó nhấn mạnh tầm quan trọng của việc dịch chuyển trung tâm lý thuyết từ châu Âu sang các nước thuộc vùng Mỹ Latin, Trung Đông, Đông-Nam Á, v.v. trong cách đọc và phân tích các tác phẩm văn học cổ điển.

Sự kiện được tài trợ bởi C+P Consulting Company.

  • Theo Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam (VSC)


Những bài viết liên quan

Trang web này sử dụng cookies để cung cấp trải nghiệm người dùng tốt hơn.

Các cookies cần thiết (Essential Cookies) được mặc định và là cơ sở để trang web hoạt động chính xác. Cookies phân tích (Analytics cookies) thu thập dữ liệu ẩn danh để cải thiện và theo dõi website. Cookies hiệu suất (Performance cookies) được sử dụng bởi bên thứ ba để tối ưu hóa các ứng dụng (như video và bản đồ) được tích hợp trong trang web của chúng tôi. Để chấp nhận tất cả cookies, vui lòng bấm vào 'Tôi chấp nhận.'