Đăng ký Thẻ thư viện
Tọa đàm và giới thiệu cuốn sách “Tính chuyên chế của chế độ nhân tài: Lợi ích chung sẽ ra sao?”
June 15, 2023

Tọa đàm và giới thiệu cuốn sách “Tính chuyên chế của chế độ nhân tài: Lợi ích chung sẽ ra sao?”

June 15, 2023

Tính chuyên chế của chế độ nhân tài: Lợi ích chung sẽ ra sao? là cuốn sách mới nhất của Michael Sandel – giáo sư triết học chính trị tại Trường Luật Harvard, nổi tiếng với những tác phẩm như ”Phải, trái, đúng, sai”, “Tiền không mua được gì”… 

Cuốn sách khai phá những góc nhìn rất khác về chế độ “trọng dụng nhân tài”, điều mà hiện nay vẫn được nhiều xã hội coi là giải pháp của công bằng, nhưng theo Michael Sandel thì ngay trong khái niệm “nhân tài” đã hàm chứa rất nhiều sự bất bình đẳng. Trên thực tế, những tư tưởng của chế độ “trọng dụng nhân tài” đã âm thầm ăn sâu vào tư tưởng của tất cả mọi người lúc nào không hay và tạo nên nhiều hệ lụy trong xã hội. Chỉ khi những người có tài năng, có những đóng góp nổi bật cho xã hội mới được ưu ái và thành công, còn số đông bình thường còn lại sẽ cảm thấy bị bỏ rơi, bị gạt ra ngoài lề. Khi tấm bằng đại học từ các trường danh giá là cơ hội đổi đời và nâng cao vị thế xã hội, người ta sẽ tìm mọi cách để kiếm được tấm bằng đó, kể cả với những phương thức bất chính. Lợi ích, tài năng cá nhân trở thành thứ quan trọng được ưu tiên hàng đầu, còn lợi ích chung chỉ là những lời sáo rỗng của các chính trị gia dân túy. 

Nội dung cuốn sách xoáy sâu vào một khía cạnh trần trụi của xã hội Mỹ, khi bất bình đẳng giàu nghèo trở nên ngày càng sâu sắc, xã hội phân hóa chưa từng thấy. Tuy vậy, nếu chúng ta nhìn rộng ra, thì không khó để thấy đây cũng là thực trạng chung của đa phần quốc gia trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam. Ở buổi tọa đàm do Omega Plus  Đại học Fulbright Việt Nam đồng tổ chức này, các diễn giả, khách mời sẽ cùng bàn luận, chia sẻ góc nhìn đồng thời liên hệ câu chuyện “trọng dụng nhân tài” vốn được tác giả Michael Sandel phân tích dựa trên tình hình thực tế ở nước Mỹ, vào thực tại xã hội Việt Nam với không ít “dấu hiệu”, câu chuyện “người thật việc thật” xảy ra xung quanh chúng ta, mỗi ngày.

TS. Nguyễn Nam, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam (Đại học Fulbright Việt Nam), nhận xét: “Giáo sư Michael Sandel, một nhà triết học chính trị thuộc Đại học Harvard vốn rất quen thuộc với bạn đọc Việt Nam, đã nhắc chúng ta về một khoảng lặng cần thiết để chiêm nghiệm những vấn đề phức tạp của toàn cầu hóa trong tác phẩm mới nhất của ông The Tyranny of Merit (2020). Như một lời cảnh tỉnh, bản dịch kịp thời bằng tiếng Việt Tính Chuyên chế của Chế độ Nhân tài (Omega+, 2023) giúp chúng ta hiểu thêm không chỉ về nước Mỹ và thế giới, mà còn về những vấn đề chúng ta đang đối mặt ngay ở đây và trong bối cảnh toàn cầu. Tập sách nêu vấn đề và gợi mở giải pháp. Thay vì ngạo mạn với tài năng và công trạng của mình, sự khiêm nhường giúp chúng ta vượt lên tính chuyên chế của thiên kiến tài năng và công trạng, để “hướng tới một cuộc sống xã hội ít thù hằn và rộng lượng hơn.”

Thời gian: 16h-18h, ngày 15/06/2023

Địa điểm: Tầng trệt, ĐH Fulbright Việt Nam, 105 Tôn Dật Tiên, Tân Phú, Quận 7, TP. Hồ Chí Minh

Diễn giả:

  • TS. Nguyễn Nam – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam (Đại học Fulbright Việt Nam)
  • PGS. TS. Phạm Duy Nghĩa – Giám đốc Chương trình Thạc sĩ Chính sách công Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright (Đại học Fulbright Việt Nam) 
  • Chị Bùi Việt Lâm – Đại diện Việt Nam của Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ – ASEAN
  • Người điều phối: Chị Trương Thị Thạch Thảo – Dịch giả

*** Để tham dự sự kiện, mời bạn dành ra ít phút điền vào form đăng ký: Tại đây

Những bài viết liên quan

Trang web này sử dụng cookies để cung cấp trải nghiệm người dùng tốt hơn.

Các cookies cần thiết (Essential Cookies) được mặc định và là cơ sở để trang web hoạt động chính xác. Cookies phân tích (Analytics cookies) thu thập dữ liệu ẩn danh để cải thiện và theo dõi website. Cookies hiệu suất (Performance cookies) được sử dụng bởi bên thứ ba để tối ưu hóa các ứng dụng (như video và bản đồ) được tích hợp trong trang web của chúng tôi. Để chấp nhận tất cả cookies, vui lòng bấm vào 'Tôi chấp nhận.'